Sau buổi sử dụng thiết bị khảo sát địa vật lý thăm dò ảnh điện, model FLASHRES UNIVERSAL 61 kênh do Hãng ZzGeo sản xuất, tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Vừa qua, Khoa công trình, trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội tiến hành sử dụng thiết bị lần thứ hai tại đập hồ Khe Đặng thuộc xã Vĩnh Khương, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Tại đây, đoàn công tác đã tiến hành khảo sát mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của thân đập (hình 1), cụ thể như sau:
1. Khảo sát mặt cắt dọc của thân đập: Sử dụng sơ đồ khảo sát borehole – surface, sử dụng 64 điện cực, bao gồm 14 điện cực được thả xuống hố khoan (borehole) và 50 điện cực được cắm trên mặt đập. Khoảng cách giữa các điện cực là 2m và chiều sâu lỗ khoan là 26m. Sơ đồ bố trí các điện cực được phác thảo tại hiện trường như hình vẽ 2.
Sau một khoảng thời gian thiết bị tự động đo đạc và tính toán, kết quả thu được sau khi được hiển thị qua phần mềm sufer như sau:
Dựa trên giá trị điện trở suất có thể khoanh thành các vùng phân bố điện trở suất chỉ có thể đánh giá như sau:
+ Vùng (I): vật liệu (có thể là cát, cát lẫn sét hoặc sét) khô, cố kết;
+ Vùng (III): bão hòa nước;
+ Vùng (II): trạng thái nằm giữa vùng (I) và (III).
Toàn thân đập ở độ sâu từ 5 – 10 m tạo thành lớp vật liệu chứa nước. Đặc biệt, phía nhà van vật liệu bị bão hòa nước, có xu hướng xung yếu.
2. Khảo sát mặt cắt ngang của thân đập: Sử dụng sơ đồ khảo sát borehole – slope surface, sử dụng 32 điện cực, bao gồm 14 điện cực được thả xuống hố khoan (borehole) và 18 điện cực được cắm dọc theo sườn dốc của đập. Khoảng cách giữa các điện cực là 2m. Sơ đồ bố trí các điện cực được phác thảo tại hiện trường như hình vẽ dưới:
Dựa trên giá trị điện trở suất có thể khoanh thành các vùng phân bố điện trở suất chỉ có thể đánh giá như sau:
+ Vùng (I): vật liệu (có thể là cát, cát lẫn sét hoặc sét) khô, cố kết;
+ Vùng (III): bão hòa nước;
+ Vùng (II): trạng thái nằm giữa vùng (I) và (III).
Vùng (III) – bão hòa nước, phát triển trên toàn độ sâu lỗ khoan, có thể là do gần thượng lưu (phía hồ chứa) hoặc do được cung cấp nước liên tục trong quá trình đo.
Cũng có thể dựa vào vùng (III) để đánh giá tính ổn định, tính thấm chứa của vật liệu làm đập (đường xanh lá cây nét đứt)…