• Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ cao Quốc tế
  • Tiếng Việt Tiếng việt
  • English English
  • Youtube
Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Sản phẩm
    • KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY
      • THIẾT BỊ KIỂM TRA KẾT CẤU BÊ TÔNG
      • THIẾT BỊ KIỂM TRA CẤU KIỆN THÉP
      • THIẾT BỊ KIỂM TRA HẠ TẦNG GIAO THÔNG
    • QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH
    • GIẢI PHÁP SỐ HÓA DỮ LIỆU HẠ TẦNG
      • HẠ TẦNG KỸ THUẬT NỔI TRÊN MẶT ĐẤT
      • HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM
    • PHẦN MỀM PHÂN TÍCH - MÔ PHỎNG
    • KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT-MÔI TRƯỜNG
    • PHÂN TÍCH, ĐO LƯỜNG VÀ GIÁM SÁT
  • Dịch vụ
    • GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỊCH VỤ
    • DỊCH VỤ SỐ HÓA DỮ LIỆU KCN - NHÀ MÁY (CÔNG TRÌNH NỔI)
  • Tin tức
    • Tin Công ty
    • Tin chuyên ngành
  • Tài liệu
  • Liên hệ
  • iltech.com.vn
  • Tin chuyên ngành

Điện gió ngoài khơi ở Việt Nam: Các bên cần kiên nhẫn và làm tốt khâu chuẩn bị

26-07-2023

Quá trình chuyển đổi năng lượng và giai đoạn khởi tạo của việc phát triển điện gió ngoài khơi cần nhiều thời gian. Vì vậy, tại thời điểm này, các bên nên kiên nhẫn và làm tốt công việc chuẩn bị cho những bước tiếp theo.

Khởi tạo dự án điện gió ngoài khơi:

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.200 km, chưa kể quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các tiểu hải đảo. Đây là một lợi thế về nguồn tài nguyên năng lượng.

Theo số liệu đánh giá tiềm năng (về lý thuyết - kỹ thuật) của Ngân hàng Thế giới, công suất điện gió ngoài khơi của Việt Nam khoảng 475 GW. Trong một số nghiên cứu của tổ chức khác, tiềm năng gió ngoài khơi Việt Nam có thể đạt đến hơn 900 GW, tập trung chủ yếu vùng Trung bộ, Nam Trung bộ và một phần duyên hải Bắc bộ.

Huy động công suất điện gió ngoài khơi theo phương án điều hành phụ tải cao từ năm 2030 đến 2050 và nhu cầu điện toàn quốc - theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Để khởi tạo một dự án điện gió ngoài khơi, bước đầu tiên cần thực hiện:

Thứ nhất: Đánh giá sơ bộ khu vực dự án thông qua dữ liệu quốc gia và các tổ chức khác. Tham chiếu thông tin từ Quy hoạch phát triển điện lực, Quy hoạch không gian biển, các quy hoạch chuyên ngành liên quan và những khuyến nghị của địa phương có tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Thứ hai: Xin cấp giấy phép khảo sát, thu thập dữ liệu, lập hồ sơ đề xuất đầu tư (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi - PreFS), xin chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư thực hiện dự án.

Kỳ vọng vào nội dung Nghị định dự thảo, sửa đổi một số điều của Nghị định số 11/2021/NĐ- CP của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển và Nghị định số 40/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, sớm được ban hành trong năm 2023. Đây là cột mốc khá quan trọng, trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nên xây dựng lộ trình cho chính mình nhằm chứng minh về năng lực tài chính (có sự đảm bảo của các tổ chức tài chính), năng lực kỹ thuật, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, cũng như thể hiện rõ quyết tâm thực hiện dự án qua cam kết tỷ lệ nội địa hóa chuỗi cung ứng trong quá trình thực hiện dự án, nghiên cứu khung giá bán điện.

Đề xuất hồ sơ khảo sát, thể hiện sự hiểu biết về các hoạt động khảo sát và ảnh hưởng của các hoạt động này đến tự nhiên, môi trường và xã hội. Sau khi đã được cấp phép khảo sát, cần tiến hành lắp đặt các trạm đo số liệu ngoài khơi, thực hiện khảo sát thăm dò, phân tích số liệu, chuẩn bị hồ sơ đề xuất dự án và trình thủ tục xin quyết định đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư.

Chưa có ý kiến chỉ đạo cụ thể:

Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều báo cáo nghiên cứu từ các tổ chức nước ngoài, các cuộc hội thảo quốc tế với nhiều quan điểm xoay quanh câu chuyện lộ trình và cách thức thực hiện điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo cụ thể liên quan. Các bộ, ngành khá thận trọng khi tiếp nhận các hồ sơ xin chủ trương đầu tư trong lĩnh vực năng lượng điện gió ngoài khơi. Thật khó khăn khi chúng ta kinh nghiệm còn rất ít trong lĩnh vực này.

Một vài mối quan tâm liên quan đến phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam:

1/ Khung pháp lý: Chính phủ chưa ban hành văn bản Luật, Nghị định, Thông tư liên quan đến phát triển điện gió ngoài khơi; Quy hoạch phát triển điện quốc gia và Quy hoạch không gian biển đang được hoàn thiện.

2/ Cơ chế chính sách: Cơ quan quản lý nhà nước chưa hoàn thiện việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án điện gió ngoài khơi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3/ Đối với các dự án năng lượng mới nói chung và nguồn điện gió ngoài khơi nói riêng rất cần tiếp tục cơ chế khuyến khích và giá mua điện thích hợp từ Chính phủ.

4/ Phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giá bán điện tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và phải đảm bảo an ninh năng lượng.

5/ Trung tâm phụ tải tập trung ở Vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ trong khi vùng tiềm năng điện gió ngoài khơi tập trung chủ yếu ở khu vực biển Nam Trung bộ, nơi có tốc độ và thời gian gió tốt nhất.

Mặt khác, dải đất miền Trung chật hẹp, chỉ tập trung vai trò phát triển du lịch biển, hải đảo, hạn chế việc phát triển thêm trục truyền tải điện Bắc - Nam. Nhưng điều đáng quan tâm đó là việc phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ để đón nhận công suất của các trung tâm năng lượng tái tạo trong tương lai.

6/ Các trung tâm năng lượng điện gió ngoài khơi khi tham gia vào hệ thống điện quốc gia, cần thiết xây dựng mô hình vận hành phù hợp, đảm bảo độ tin cậy và an toàn đối với hệ thống điện. Theo đó, cần thiết phải đầu tư các nhà máy lưu trữ năng lượng (Green Energy Storage plant), hoặc các cơ sở sản xuất khí tự nhiên bên cạnh việc phát triển điện gió ngoài khơi là điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo tính điều hòa trong hệ thống và đảm bảo an ninh năng lượng.

7/ Cần nhận định rằng: Phát triển điện gió ngoài khơi là một lộ trình dài, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ tất cả các bên. Đặc biệt, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước nắm vai trò rất lớn, đưa ra những quyết sách có tầm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của đất nước và những ảnh hưởng kinh tế, xã hội trong tương lai. Vì vậy, sự cẩn trọng trong quá trình thụ lý, thẩm định hồ sơ là rất cần thiết.

8/ Nhà đầu tư nên chuẩn bị kỹ cho các khung pháp lý về đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và bắt đầu tìm kiếm tiềm năng chuỗi cung ứng nội địa ngay từ thời điểm này.

9/ Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu cạnh tranh, đảm bảo tính khả thi của dự án khi khung pháp lý và chính sách đã sẵn sàng.

Từ kiến thức và kinh nghiệm quốc tế ở các cuộc hội thảo cho thấy: Ở các nước phương Tây, quá trình chuyển đổi năng lượng và giai đoạn khởi tạo của việc phát triển điện gió ngoài khơi cần nhiều thời gian. Vì vậy, tại thời điểm này, các bên nên kiên nhẫn và làm tốt công việc chuẩn bị cho những bước tiếp theo./.

Nguồn: nangluongvietnam.vn

Tags: Điện gió ngoài khơi quy hoạch điện VIII cung ứng điện điện 2023 năng lượng sạch năng lượng tái tạo giá điện giảm giá điện tăng giá điện quy hoạch điện năng lượng gió năng lượng mặt trời

Tin liên quan

  • ILTech chuyển giao thành công bộ thứ 02 thiết bị thử động biến dạng lớn cọc model PDA/DLT của Hãng Profound
  • ILTech chuyển giao thành công bộ thiết bị điều khiển từ xa kiểm tra công trình tại các vị trí khó tiếp cận Stereo2 của Hãng Multinnov (Pháp)
  • ILTech ký HĐMB bộ thiết bị điều khiển từ xa kiểm tra hiện trạng công trình tại các vị trí khó tiếp cận model Stereo2 của Hãng Multinnov (Pháp)
  • ILTech hoàn thành cung cấp và chuyển giao Rô-bốt nội soi đường ống Proteus Hãng Mini-Cam (Anh Quốc)
  • ILTech ký hợp đồng cung cấp Rô-bốt nội soi kiểm tra bên trong đường ống của Hãng Mini-Cam (Anh Quốc)

Sản phẩm

  • KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY
    • THIẾT BỊ KIỂM TRA KẾT CẤU BÊ TÔNG
    • THIẾT BỊ KIỂM TRA CẤU KIỆN THÉP
    • THIẾT BỊ KIỂM TRA HẠ TẦNG GIAO THÔNG
  • QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH
  • GIẢI PHÁP SỐ HÓA DỮ LIỆU HẠ TẦNG
    • HẠ TẦNG KỸ THUẬT NỔI TRÊN MẶT ĐẤT
    • HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM
  • PHẦN MỀM PHÂN TÍCH - MÔ PHỎNG
  • KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT-MÔI TRƯỜNG
  • PHÂN TÍCH, ĐO LƯỜNG VÀ GIÁM SÁT

Tin bài viết mới

ILTech_Hoàn thành chuyển giao 05 bộ máy đo chấn động Micromate trong năm 2024 ILTech_Hoàn thành chuyển giao 05 bộ máy đo chấn động Micromate trong năm 2024
20/11/2024
ILTech hoàn thành cung cấp thiết bị thăm dò địa chấn model X820S (24 kênh) của Hãng M.A.E (Italia) ILTech hoàn thành cung cấp thiết bị thăm dò địa chấn model X820S (24 kênh) của Hãng M.A.E (Italia)
21/02/2024
Thư Chúc Tết Năm Mới Giáp Thìn 2024 Thư Chúc Tết Năm Mới Giáp Thìn 2024
03/02/2024
ILTech ký kết Hợp đồng cung cấp 11 bộ trang thiết bị công nghệ cao, hiện đại phục vụ công tác khảo sát địa chất - thủy văn và kiểm định chất lượng công trình ILTech ký kết Hợp đồng cung cấp 11 bộ trang thiết bị công nghệ cao, hiện đại phục vụ công tác khảo sát địa chất - thủy văn và kiểm định chất lượng công trình
31/01/2024
ILTech chuyển giao thành công bộ thiết bị xác định độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế (IRI) ILTech chuyển giao thành công bộ thiết bị xác định độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế (IRI)
17/01/2024

Tài liệu

  • 15/07/2021: TCVN 9357:2012_Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc xung siêu âm
  • 15/07/2021: TCVN 9345:2012_Kết cấu bê tông và cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt
  • 15/07/2021: TCVN 9139:2012_Công trình thủy lợi - Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép vung ven biển - Yêu cầu kỹ thuật
  • 15/07/2021: TCVN 9393:2012_Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
  • 15/07/2021: TCVN 11321:2016_Cọc - Phương pháp thử động biến dạng lớn
  • 15/07/2021: TCVN 9397:2012_Cọc - Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ
  • 15/07/2021: TCVN 9396:2012_Cọc khoan nhồi - Xác định tính đồng nhất của bê tông - Phương pháp xung siêu âm
  • 15/07/2021: TCVN 9350:2012_Phương pháp phóng xạ xác định độ ẩm và độ chặt của đất tại hiện trường
Xem thêm

Hình ảnh

  • Sự kiện nổi bật!!!
  • Chuyển giao & hướng dẫn sử dụng thiết bị
  • Hội thảo, triển lãm & thử nghiệm thiết bị

Video

  • Hệ thống khảo sát và phân tích tình trạng mặt đường (PCSS - Pavement Condition Survey System)

    Hệ thống khảo sát và phân tích tình trạng mặt đường (PCSS - Pavement Condition Survey System)

  • Proteus Pipeline Crawler Inspection System

    Proteus Pipeline Crawler Inspection System

  • Discover Instantel's Micromate Monitoring Unit

    Discover Instantel's Micromate Monitoring Unit

  • Siêu âm cọc khoan nhồi tại tỉnh Quảng Ninh/ Cross-hole Sonic Logging model All-in One (Italia)

    Siêu âm cọc khoan nhồi tại tỉnh Quảng Ninh/ Cross-hole Sonic Logging model All-in One (Italia)

  • Underground Utilities Mapping for Smart Cities in Vietnam

    Underground Utilities Mapping for Smart Cities in Vietnam

CÔNG TY TNHH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO QUỐC TẾ

Trụ sở Hà Nội: Tầng 3A, Tòa nhà Lidaco - Vinaconex 7, số 19 Đại Từ, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

Văn phòng HCM: 58/48 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: (84-24) 6027 8662

Email: info@iltech.com.vn/ inter-cooperation@iltech.com.vn

Hotline: (84) 914 382 786

© Bản quyền của Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ cao Quốc tế