Vài năm trở lại đây, với việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công cuộc khai quật đã giúp các nhà khoa học có được những thành quả to lớn trong quá trình khảo cổ, phát hiện ra nhiều công trình lịch sử của nhân loại, những bí ẩn trước đây chưa có câu trả lời thì nay nhờ công nghệ mà chúng ta đã có thể giải mã chúng. Trong lĩnh vực khảo cổ học, việc ứng dụng công nghệ Radar xuyên đất có thể giúp chúng ta tìm được dưới lòng đất ẩn chứa những gì, khái niệm khai quật mà không cần đào bới đang dần trở lên phổ biến trên thế giới. Thống kê những cuộc khảo cổ bằng Radar xuyên đất dưới đây sẽ cho thấy rõ xu hướng cũng như lợi ích to lớn của phương pháp này đối với ngành khảo cổ học.
Năm 2017
Tháng 11/2017: Một đường hầm mới phát hiện bên dưới kim tự tháp Maya bằng phương pháp quét Radar, đây được cho là dẫn đến hang động nơi trú ẩn của thần rắn Kukulkan. Các chuyên gia từ dự án Great Mayan Aquifer do nhà khảo cổ Guillermo de Anda dẫn đầu đã sử dụng công nghệ Radar xuyên đất tiên tiến nhất, để lập mô hình 3D toàn bộ khu di tích.
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-duong-ham-bi-an-duoi-kim-tu-thap-ngan-nam-tuoi-cua-nguoi-maya.html
Tháng 01/2017: Các nhà khảo cổ học Ai Cập đã khảo sát bằng Radar và phát hiện nơi cất giấu 17 xác ướp tại điểm khảo cổ Tuna Al-Gabal, gần tỉnh El-Minya thuộc vùng Thượng Ai Cập.
Nguồn:https://baotuyenquang.com.vn//khoa-hoc/thien-nhien/ai-cap-cac-nha-khao-co-phat-hien-17-xac-uop-co-trong-ham-bi-mat-82467.html
Năm 2018
Tháng 06/2018: Các nhà khảo cổ phát hiện tàu Gjellestad vào năm 2018 tại khu vực phía Đông Nam gần biên giới Thụy Điển, được cho là một nghĩa địa thời Viking, nhờ sử dụng Radar quét lòng đất.
Nguồn:https://tuoitre.vn/na-uy-khai-quat-tau-viking-co-dau-tien-sau-hon-mot-the-ky-20200629135844593.htm
Tháng 10/2018: Chuyên gia về Radar của Nhật, Hirokatsu Watanabe đã tìm được bằng chứng về hai phòng ẩn trong lăng mộ của vua Pharaoh Tutankhamun. Ông và nhóm khảo cổ sử dụng các hệ thống Radar xuyên đất để quét lăng mộ 3300 năm tuổi này, theo kết quả thu được từ Radar thì có chân không phía sau bức tường, 90% cho thấy lăng mộ khả năng sẽ có phòng bí mật.
Nguồn:https://www.doisongphapluat.com/phat-hien-bi-an-ben-trong-lang-mo-3300-nam-tuoi-a205342.html
NĂM 2019
Tháng 09/2019: Nhờ công nghệ Radar xuyên đất các nhà khoa học và thành viên Viện Di sản Văn hóa Na Uy (NIKU) tìm ra con thuyền cổ dài 19m vùi dưới lòng đất mà không cần khai quật. Radar xuyên đất sử dụng xung Radar để lập hình ảnh khu vực bên dưới lớp đất mặt. Công nghệ này giúp xác định đường viền của công trình và vật thể. Đây là biện pháp nghiên cứu không xâm lấn, cho phép các nhà khảo cổ không cần tiến hành khai quật.
Nguồn: https://vnexpress.net/phat-hien-mo-thuyen-1-000-nam-tuoi-gan-nha-tho-4017082.html
Tháng 12/2019: Đoàn các nhà khoa học, chuyên gia đã trực tiếp có mặt tại bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên cùng máy móc, thiết bị kỹ thuật để tiếp tục nghiên cứu, thăm dò, khảo cổ bãi cọc Bạch Đằng ngàn năm tuổi bằng phương pháp Radar xuyên đất.
Nguồn:https://nld.com.vn/thoi-su/tham-do-khao-co-bai-coc-bach-dang-ngan-nam-tuoi-bang-phuong-phap-Radar-dien-tu-20191230164445358.htm
--> "(Còn Tiếp)"
ILTech tổng hợp và biên soạn