ỨNG DỤNG RADAR XUYÊN ĐẤT TRONG CÔNG TÁC KHẢO SÁT CHIỀU DÀY PHÂN LỚP NỀN ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH TẠI SÂN BAY SANTOS MUNOT - BRAZIL
Vào những năm 2004, nền kinh tế Brazil phát triển rất mạnh, nhu cầu lưu thông hàng hóa tăng cao đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Riêng về lĩnh vực hàng không, việc đánh giá chất lượng đường cất hạ cánh ở Brazil rất được chú trọng, tuy nhiên thời điểm này các chuyên gia chỉ sử dụng phương pháp khoan lấy mẫu để phân tích kết cấu và xác định độ dày phân lớp nền đường của đường cất hạ cánh. Mặc dù phương pháp này cung cấp một phép đo chính xác, nhưng nó cần phải khoan phá hủy trực tiếp vào đường cất hạ cánh, gây tốn thời gian và chỉ đánh giá được một số vị trí cụ thể, không đánh giá được toàn bộ tình trạng đường cất hạ cánh.
Đến năm 2008 các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khảo sát ở Brazil đã lần đầu tiên ứng dụng công nghệ radar xuyên đất để khảo sát đánh giá tình trạng và xác định chiều dày phân lớp mặt đường cất hạ cánh ở khu vực sân bay Santos Dumont, Brazil.
Khu vực được khảo sát GPR tại sân bay Santos Dumont, Brazil
Trong cuộc khảo sát này, nhóm các chuyên gia đã sử dụng thiết bị radar xuyên đất Detector Duo của hãng IDS Georadar với ăng-ten tần số kép là 250MHz và 700MHz để thu thập và hiển thị dữ liệu đồng thời của cả tầng nông và tầng sâu.
Thiết bị radar xuyên đất Detector Duo của hãng IDS Georadar được sử dụng ở sân bay Santos Dumont, Brazil
Dữ liệu đã thu thập được xử lý qua một phần mềm chuyên dụng, sau đó xuất ra dưới dạng hình ảnh 2D hoặc 3D. Các chuyên gia đã dựa vào kết quả khảo sát để các lớp vật liệu của đường băng: lớp bê tông xi măng, lớp nền đá dăm, lớp đất tự nhiên, lớp cát mịn đến trung bình hoặc cát pha... Đồng thời cũng xác định chính xác chiều dày các lớp vật liệu, các khu vực bị khuyết tật hoặc khu vực có lớp đường bê tông mỏng.
Kết quả chiều dày từng phân lớp vật liệu của đường sân bay
Kết quả khu vực nghi ngờ có khuyết tật hoặc dị vật dưới lớp mặt đường
Với việc đưa công nghệ radar xuyên đất vào trong công tác khảo sát đường sân bay, các chuyên gia đã xác định được chính xác chiều dày từng phân lớp nền đường, những khu vực có lớp mặt đường bê tông mỏng, khu vực có khuyết tật, từ đó lập lên kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa đường sân bay một cách chính xác và tiết kiệm, đảm bảo sự an toàn cho các chuyến bay.
Nguồn:https://www.researchgate.net/publication/286129972_GPR_applied_to_rigid_pavement_from_santos_dumont_airport_RJ
ILTech tổng hợp và biên soạn