Mạng 5G đã có mặt tại Việt Nam và dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng. Nhưng cáp quang 5G lại gặp phải một bài toán hóc búa. Các loại cáp này, với số lượng sợi quang nhiều hơn gấp đôi so với cáp quang 4G, vì vậy cần có ống dẫn lớn hơn để lắp đặt để không bị bất kì mối đe dọa về sức căng hoặc hư hỏng. Do đó, những công ty viễn thông đang phải đối mặt với chi phí lớn của việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn toàn mới để đáp ứng điều này.
Tuy nhiên, các công ty viễn thông cũng có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện có (hay các đường ống ngầm dẫn cáp hiện có). Có nhiều đường ống ngầm dẫn cáp cũ có thể lắp đặt cáp 5G, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian.
Tuy nhiên, vấn đề gặp phải nằm ở việc bản đồ cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm này.
Các vấn đề khi bản đồ hóa đường ống ngầm.
Trước khi sử dụng những đường ống ngầm dẫn cáp hiện có, chúng cần được bản đồ hóa một cách chính xác. Bất kỳ sự uốn cong (bán kính cong) hoặc lượn sóng nào của đường ống cũng có thể gây ra hư hỏng cho cáp và không có công ty viễn thông nào mong muốn điều đó.
Thật không may, nhiều công ty viễn thông không có bản đồ chính xác về các đường ống dẫn cáp ngầm hiện có do họ quản lý. Ngay cả khi họ đã đầu tư hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý mạng lưới, chất lượng dữ liệu về không gian ba chiều (XYZ) của họ được cung cấp hầu hết từ các nền tảng GIS tiêu chuẩn thường không chính xác hoặc không đầy đủ. Điều này phần lớn là do các yếu tố như độ sâu không có thông tin; các mốc đã cũ hoặc không còn tồn tại trên mặt đất; các cơ sở hạ tầng được thi công bằng phương pháp khoan dẫn hướng (HDD) băng qua sông hoặc bên dưới các tòa nhà khó có thể thực hiện bản đồ hóa.
Các phương pháp như Radar xuyên đất (GPR/Georadar) sẽ bị ảnh hưởng khi gặp điều kiện địa hình phức tạp (ví dụ khi đường ống nằm dưới tòa nhà, nằm dưới lòng sông) hoặc điều kiện địa chất bất lợi làm giảm khả năng xuyên sâu.
Video sử dụng thiết bị Radar xuyên đất
Hình ảnh đường ống đi dưới lòng sông
Những vấn đề này có thể giải quyết bằng phương pháp Gyro với điều kiện cần tiếp cận với hai đầu đoạn ống. Khi đó phương pháp trên giúp người dùng lập bản đồ hóa đường ống ngầm với độ chính xác cao và có nhiều ưu điểm:
- Không bị giới hạn bởi độ sâu của đường ống, trên thực tế, đã có những dự án hoàn thành công tác bản đồ hóa đường ống ngầm ở độ sâu hơn 50 mét.
- Không đòi hỏi bề mặt địa hình khảo sát phải bằng phẳng, không chướng ngại vật, có thể bản đồ hóa các đường ống ngầm bên dưới các công trình hoặc đáy sông.
- Không bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa chất.
- Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ.
- Không đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm hoặc chuyên môn đặc biệt.
Thiết bị Gyro bản đồ đường ống ngầm.
Cấu tạo thiết bị
Thiết bị Gyro bao gồm nhiều cảm biến tích hợp bên trong nó như: Con quay hồi chuyển, cảm biến gia tốc và cảm biến đo độ nghiêng.
- Khi thiết bị di chuyển trong đường ống do tích hợp các cảm biến trên thiết bị sẽ ghi nhận lại các thay đổi về tọa độ (của thiết bị) theo cả 3 phương (x, y, z) cứ mỗi 2 cm 1 lần với độ chính xác cao.
Ghi lại các thay đổi tọa độ của thiết bị theo 3 phương x, y, z
https://www.youtube.com/watch?v=nAPUdQoRcXA
- Kết hợp với tọa độ địa lý của điểm đầu và điểm cuối của đường ống (được xác định bằng thiết bị GPS), qua phần mềm xử lý tính toán sẽ đưa ra tọa độ địa lý theo cả 3 phương (x, y, z) của toàn bộ đường ống mà thiết bị đã đi qua.
Xác định tọa độ của điểm đầu và điểm cuối đường ống bằng thiết bị GPS
Xử lý dữ liệu trên phần mềm chuyên dụng bản đồ hóa đường ống ngầm.
Kết quả bao gồm cả kết quả bán kính cong.
(ILTech tổng hợp và biên soạn).