Ngày nay, với mật độ phát triển đô thị dày đặc, việc tận dụng thêm diện tích dưới lòng đất để chia sẻ áp lực bên trên là điều vô cùng cấp thiết, đặc biệt là các thành phố lớn. Để thực hiện điều đó, cần lập một quy hoạch xây dựng không gian ngầm làm cơ sở để các công trình ngầm phát triển sau này. Một bản đồ quy hoạch không gian ngầm hợp lý lúc này sẽ là đầu mối giúp lần gỡ các vấn đề hóc búa về hạ tầng kỹ thuật mà các đô thị hiện nay đang gặp phải.
Đối với thành phố lớn như Hà Nội, nhu cầu thành lập bản đồ công trình ngầm là rất cấp bách. Các dự án khảo sát đo đạc và thành lập bộ bản đồ hiện trạng của toàn bộ mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trên địa bàn thành phố sẽ là cơ sở để lập bộ bản đồ quy hoạch và phát triển không gian ngầm, làm tiền đề cho công tác lập quy hoạch, quản lý và thi công các công trình ngầm sau này. Để thực hiện điều đó, rất cần đến một công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho giải pháp dò tìm & bản đồ hóa các công trình ngầm.
Công nghệ Radar xuyên đất (GPR/Georadar) được sử dụng phổ biến trên thế giới và ngày càng được ứng dụng nhiều tại Việt Nam cho nhiều lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành, trong đó có công tác dò tìm và bản đồ hóa công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.
Ngày 04 – 05/10/2018 vừa qua, Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ cao Quốc tế (ILTech) phối hợp cùng một số đối tác trong và ngoài nước thử nghiệm Thiết bị RIS MF Hi-Mod #2 và thực hiện công tác lập bản đồ công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tại một số tuyến phố trên địa bàn Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Hình ảnh sử dụng thiết bị Radar xuyên đất của Hãng IDS GeoRadar (Ý) khảo sát ngoài hiện trường
https://www.youtube.com/watch?v=juIOXtSCVdg&t=3s
Dưới đây là một số kết quả bản đồ hóa công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tại một tuyến phố:
Xử lý trên phần mềm để lập bản đồ 2D/3D công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
Bản đồ 3D công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
Các kết quả có thể tự động xuất sang định dạng CAD, GIS.