Với dân số hơn 13 triệu người sinh sống và làm việc, TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với những khó khăn rất lớn về hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất ở khu vực trung tâm thành phố đã cạn kiệt, gây ùn tắc giao thông tại khu vực trung tâm, các khu vực cửa ngõ vào thành phố. Chính vì vậy, Quy hoạch và phát triển không gian ngầm để mở thêm không gian cho các phương tiện giao thông, các dịch vụ, thương mại nằm dưới lòng đất là một trong những chủ đề đang được thành phố đặc biệt quan tâm hiện nay.
Trong những năm vừa qua, rất nhiều những dự án, văn bản chỉ đạo, các hội thảo khoa học đã được tổ chức để thảo luận về vấn đề Quy hoạch và phát triển không gian ngầm trong đô thị ở TP. Hồ Chí Minh. Một trong những vướng mắc hiện nay đó là việc quản lý các dữ liệu đồng bộ về công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện hữu (đường ống cấp/ thoát nước, đường cáp điện, cáp viễn thông...). Việc thiếu các dữ liệu đồng bộ này gây ra những khó khăn trong quá trình các nhà thầu thi công, đặc biệt là khi thi công các tuyến metro với khối lượng và phạm vi công trình là rất lớn.
Hiểu được điều này, vừa qua Công ty ILTech đã tổ chức một buổi thử nghiệm Thiết bị Radar xuyên đất (GPR/Georadar) của Hãng IDS GeoRadar (Ý) tại TP. Hồ Chí Minh. Mục đích của buổi thử nghiệm này là để đánh giá khả năng của phương pháp và thiết bị GPR trong việc khảo sát các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện hữu.
1. Thiết bị GPR sử dụng cho buổi thử nghiệm:
- Model: Detector Duo.
- Hãng sản xuất: IDS GeoRadar, Ý.
Hình 1. Thiết bị GPR sử dụng cho buổi thử nghiệm, model Detector Duo, Hãng IDS GeoRadar, Ý
2. Nội dung thử nghiệm:
Buổi thử nghiệm được tổ chức tại khu vực giao lộ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Alexandre de Rhodes và Pasteur, Quận 1, TP HCM. Tại khu vực này, đoàn thử nghiệm đã thực hiện 3 điểm đo như sau:
- Điểm đo 1: Trước cổng Sở Tài nguyên & Môi trường, Đường Alexandre de Rhodes.
- Điểm đo 2: Cắt ngang giao lộ đường Pasteur và Alexandre de Rhodes.
- Điểm đo 3: Trên vỉa hè đoạn giao lộ đường Pasteur và Alexandre de Rhodes.
Kết quả thử nghiệm thu được như sau:
- Tại điểm số 1: Chọn tuyến đo T2 (từ hướng Công viên 30 tháng 04 về phía tường của Sở TN & MT). Kết quả thu được trên tuyến đo T2 là có một số vị trí nghi ngờ có những công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm ở những độ sâu từ 0,2 đến 1,1 m, bao gồm đường ống nước và đường cáp điện (xem hình 2). Ngoài ra, dựa trên tín hiệu GPR thu về, có thể xác định được các vị trí có lưới cốt thép bên dưới.
Hình 2. Kết quả thu được tại tuyến đo T2.
- Tại điểm số 2: Chọn tuyến đo T4 (cắt ngang đường Pasteur). Kết quả thu được là tại một số vị trí có độ sâu từ 0,2 đến 0,9 m phát hiện được một số vị trí nghi ngờ là đường ống cấp thoát nước (xem hình 3).
Hình 3. Vị trí tuyến đo T4 và kết quả thu được.
- Tại điểm số 3: Chọn tuyến đo T5 và T6 (trên vỉa hè giao lộ Pasteur và Alexandre de Rhodes). Qua quan sát thực địa thì 2 tuyến đo này đi qua 02 nắp cống thoát nước lớn. Kết quả thu được ngoài 2 nắp cống thoát nước, còn phát hiện ra các đường ống thoát kéo dài ở độ sâu 0,3 đến 0,9 m.
Hình 4. Các kết quả thu được tại vị trí tuyến T5, T6.
3. Kết luận:
- Do điều kiện giao thông và địa hình không cho phép vẽ lưới khảo sát nên buổi thử nghiệm chỉ có thể tiến hành các mặt quét theo các hướng phù hợp.
- Thiết bị GPR, model Detector Duo đã phát hiện ra được các đối tượng công trình ngầm như đường ống cấp, thoát nước, đường dây cáp điện, cáp tín hiệu có cấu tạo bằng vật liệu kim loại hoặc phi kim.
- Các đối tượng được phát hiện có hiển thị tín hiệu điển hình dạng đường ống, cáp điện cần có thêm bước giải đoán chuyên sâu kết hợp với các thông tin/bản vẽ hiện có để phân biệt các đối tượng này là đường ống cấp nước, đường ống thoát nước hay đường cáp điện...
- Thiết bị GPR, model Detector Duo của Hãng IDS GeoRadar sử dụng cho buổi thử nghiệm trên là model cũ đã dừng sản xuất. Hiện nay, model Opera Duo là model mới thay thế cho model cũ Detector Duo. Ngoài việc được kế thừa Ăngten tần số kép 250 MHz và 700 MHz của model thế hệ trước, cho phép dò tìm và hiển thị trên cùng một màn hình đồng thời kết quả ở cả tầng sâu và nông các đối tượng, Opera Duo còn có một số các lợi thế khác như sau:
+ Thiết kế phần cứng khiến thiết bị bền chắc hơn, dễ dàng vận chuyển và thân thiện với ngườidùng. Thiết bị có thể dễ dàng điều chỉnh vị trí tay cầm thuận lợi cho người dùng, gập gọn khi vận chuyển, cơ cấu cổ xoay giúp ổn định ăngten, sử dụng tới 2 bộ đếm đo khoảng cách để xác định vị trí, và bộ xịt sơn tự động giúp đánh dấu đối tượng ngoài thực địa (được điều khiển qua phần mềm)...;
+ Cho phép lựa chọn từ hơn 20 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Tiếng Việt;
+ Tự động hiệu chỉnh thiết bị chỉ với một nút bấm duy nhất để có chế độ hoạt động tốt nhất trên mỗi điều kiện địa chất;
+ Kết nối với bộ định vị GPS sử dụng chuẩn giao tiếp NMEA;
+ Có thể sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu 3D của Hãng IDS GeoRadar để phân tích chuyên sâu các dữ liệu thu thập được từ thiết bị Opera Duo...
Để tìm hiểu thêm về thiết bị, vui lòng tham khảo tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=hvReNttQNe0&t=17s